thực phẩm chức năng

ĐINH LĂNG - SÂM CỦA NGƯỜI VIỆT

Đinh Lăng – Sâm Của Mọi Người

 Đinh Lăng – Sâm Của Mọi Người

cây Đinh Lăng

 
Đinh lăng
 
Tên khác:
 
cây gỏi cá, Nam Dương Sâm
Tên nước ngoài: Polyscias fruticosa, Panax fruticosum, Panax fruticosus
Tên Trung Quốc: 羽葉福祿桐 ( Vũ Diệp Phúc Lộc Đồng) 
Tên Tiến anh:Ming Aralia
Tên Nhật Bản:タイワンモミジ(台湾紅葉)
Tên khoa học:Polyscias fruticosa (L.) Harms
Họ: Cam tùng (Araliaceae).
Thuộc chi: Đinh lăng (Polyscias
 
 
Dược tính:
Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nói chung, ngoài tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn, những tính chất khác của đinh lăng gần giống như nhân sâm.
Có tới 5 Loại Đinh Lăng  Nhưng theo nghiên cứu loại có nhiều tình dược nhất là đinh lăng lá nếp
 
Đặc điểm
Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá. Cây có lá kép, mọc so le, lá 3 lần xẻ lông chim, mép khía có răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành tán. Quả dẹt, dài 3-4mm, dày khoảng 1mm. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian gọi nôm na là mùi “thuốc bắc”. Lá tươi không có mùi thơm này.
 
Trong y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dùng rễ đinh lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú. Lá đinh lăng được dùng theo kinh nghiệm dân gian, chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Thân cành Đinh lăng sắc uống với liều từ 20-30g, chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ (ngủ ngày), cúc tần, cam thảo dây. Đinh lăng còn được dùng để chữa ban sởi, ho ra máu, kiết lỵ. Phối hợp với sữa ong chúa làm thuốc bổ là rất tốt. Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể. Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá v.v… và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể.
 
Những nghiên cứu hiện đại về cây Đinh Lăng.
Theo nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam dung dịch cao đinh lăng có tác dụng:
– Tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta. Những biến đổi này diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới.
– Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng.
– Tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ.
– Tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt.
 
Nhìn chung, dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
Đi sâu vào những cây cùng có họ với nhân sâm (Panax ginseng) làm thuốc bổ, qua rất nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm. Viện y học Quân đội Việt Nam đã tìm ra cây đinh lăng với những tính chất của nhân sâm. Qua nghiên cứu và qua thực nghiệm của Viện y học Quân đội, kết quả nghiên cứu đã xác nhận rễ cây đinh lăng có tác dụng làm tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống được hiện tượng mệt mỏi, làm cho cơ thể ăn ngon, ngủ yên, tăng khả năng lao động và làm việc bằng trí óc, lên cân và chống độc. 
 
Đinh lăng được dùng chủ yếu là phần lá và rễ. Rễ đinh lăng được thu hái vào mùa đông, ở những cây đã có từ 4-5 tuổi trở lên, cỡ độ tuổi này, rễ mới có nhiều hoạt chất. Khi đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với góc thân. Rễ nhỏ thì dùng cả, nếu rễ to thì dùng phần vỏ rễ. Thái nhỏ, phơi khô chỗ râm mát, thoáng gió để bảo đảm mùi thơm của dược liệu và bảo đảm hoạt chất của rễ. Khi dùng, để nguyên hoặc tẩm rượu gừng 5% rồi sao qua, tẩm thêm 5% mật ong, sao vàng thơm. Tính chất dược liệu: có vị đắng, ngọt, tính mát, mùi thơm, không độc, Những nghiên cứu khoa học hiện đại ngày càng chứng minh sự đúng đắn của kinh nghiệm Y học dân tộc. Về thực vật, cây Đinh Lăng lá nhỏ được xếp vào họ Nhân Sâm (ARALIACEAE). Những nghiên cứu về  hoá học bằng diện di và sắc ký cho thấy rễ cây Đinh lăng 3 năm tuổi chứa hàm lượng hoạt chất cao trong vỏ như gluxit, saponin triterpenic, tanin. Thân và lá cũng chứa chúng nhưng hàm lượng thấp hơn. Khi so sánh thành phần dịch chiết của Đinh Lăng lá nhỏ và Nhân Sâm Triều Tiên, người ta thấy dịch chiết rễ Đinh Lăng lá nhỏ có 7 vết  còn Nhân sâm Triều Tiên có 12 vết, trong đó có 6 vết giống nhau.
 
Nghiên cứu bột rễ Đinh lăng lá nhỏ đã phát hiện thấy nó rất giống sâm. Bột này chứa 20 axit amin, trong đó có một số axit amin cơ thể người không thể tổng hợp được, vitamin nhóm B và các nguyên tố vi lượng. Nghiên cứu về độc tính, người ta thấy Đinh Lăng lá nhỏ nước ta ít độc hơn so với Nhân sâm Triều Tiên và sâm Liên Xô Eleutherococcus. 
 
Những nghiên cứu về dược lý học đã cho thấy nước sắc hay bột rễ Đinh Lăng lá nhỏ có tác dụng bổ, tăng lực, khôi phục sức khoẻ cơ thể bị suy nhược, làm ăn ngon, ngủ tốt, lên cân… làm nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi gắng sức. Vì vậy mà các chế phẩm đó đã được dùng cho vận động viên trong thi đấu, bộ đội trong hành quân kéo dài. Các chế phẩm này cũng làm tăng thể lực và sức chịu đựng của các nhà du hành vũ trụ trong luyện tập trong tư thế tĩnh đầu dốc ngược… hay điều kiện bất lợi như  trong môi trường không trọng trường. Bởi vậy mà các chế phẩm rễ Đinh Lăng lá nhỏ được các nhà nghiên cứu Nga gọi là  “Thuốc sinh thích nghi“ (Adaptogen) và đã được Liên Xô và nước ta sử dụng trong chương trình Du hành vũ trụ Intercosmos và chúng tỏ nó tốt hơn Sâm Liên Xô.
 
Các nghiên cứu của nước ta cũng cho thấy bột rễ hay dịch chất rễ Đinh Lăng lá nhỏ có khả năng làm tăng sức chịu đựng của cơ thể con người trong điều kiện nóng ẩm tốt hơn Vitamin C và chè giải nhiệt.  Dịch chiết rễ hay bột rễ Đinh Lăng lá nhỏ còn có tác động ức chế men Monoamin  oxydaza (M.A.O) trên cơ thể (Sâm Triều Tiên và Tam thất không có). Nhờ vậy giúp duy trì việc dẫn truyền xung động thần kinh một cách liên tục và mạnh mẽ, gây nên sự kích thích sinh học cơ thể, làm cơ thể không mỏi mệt, có cảm giác sung sức thoải mái. Đó là tác dụng làm tăng lực của cây thuốc này.
 
Vì có khả năng ức chế M.A.O, nên dịch chiết rễ và bột rễ Đinh Lăng lá nhỏ có tác dụng kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng đối với bệnh tật.
 
Những nghiên cứu về tính kháng khuẩn đã cho thấy nước sắc, rượu lá Đinh Lăng lá nhỏ có tác dụng ức chế sự sinh trưởng các vi khuẩn sinh mủ và vi khuẩn đường ruột, nên các chế phẩm đó có tác dụng chống tiêu chảy, nhất là trên gia súc.
 
Các Chất bổ:
Bộ phận được dùng để bào chế thuốc trong cây đinh lăng là rễ cây (chỉ nên lấy rễ từ cây 3 năm tuổi trở lên). Thường đào lấy rễ cây đinh lăng vào mùa thu hoặc đã sang đông. Vì thời gian này hoạt chất tập trung ở rễ và rễ cũng mềm hơn. Chất bổ chứa trong cây đinh lăng rất giàu, được ví như cây nhân sâm. Khoa học hiện đại xét nghiệm thấy các thành phần hoá học chứa trong rễ cây đinh lăng có 0,3% glucô và ancaloit, saponin, ta min, các axitamin và vitamin B1.
Trong cây đinh lăng, người ta đã tìm thấy được các chất như alcaloit, glucoxit, saponin, tanin, vitamin B1 và 13 loại axit amin, đặc biệt có những axit amin quý không thay thế được như: lyzin, xystei, methionin. Cây trồng lâu năm có đủ giá trị dược dụng (thường cây sống trên 10 năm trở lên). Để có đủ tất cả tính dược lẫn hoạt chất, cây phải sống trên 60 năm. Cây già cổ sống đến hàng trăm năm có đủ linh khí và trở nên quý hiếm. Về mặt dược dụng, toàn cây đều có tác dụng bổ 5 tạng, giải độc, tiêu thực, tiêu sưng viêm, bổ huyết, tăng sữa..
 
Các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu dùng đinh lăng bào chế ra thuốc tăng lực. Thuốc có tác dụng kích thích ăn ngon miệng, ngủ tốt, lên cân, sức khoẻ được phục hồi nhanh, nhất là sau khi mổ hoặc vừa ốm dậy. Đinh lăng bào chế thành thuốc bột, viên thành viên hoặc ngâm rượu dùng rất an toàn, không có độc tố. Đinh lăng còn có tác dụng an thần, chống sốt rét. Rễ cây đinh lăng còn trị được ho, lợi tiểu, thông sữa chữa kiết lỵ. Đinh lăng giã nát để đắp lên vết thương. Lá đinh lăng pha như pha trà uống hàng ngày rất tốt. 
 
Dùng rễ đinh lăng pha như pha trà uống hàng ngày còn tốt hơn, nhiều hoạt chất hơn.
 
Vị thuốc đinh lăng không gây nghiện và nhờn thuốc, it độ do không làm tăng huyết áp, luôn ổn định được nhịp tim. Rễ có vị ngọt tính bình, chứa nhiều hoạt chất hơn thân và lá. Lá có vị nhạt hơi đắng và cũng có tính bình. Về tính năng, cây đinh lăng là cây thuốc bổ tăng lực, cường tráng, giúp hô hấp tốt, làm tăng sức chịu đựng của cơ thể, giúp mau chóng phục hồi sức lực, chữa kiệt sức làm cho nhịp tim sớm trở lại bình thường (dùng tốt cho những người lao tâm lao lực, luyện tập trong và sau khi thi đấu thể dục thể thao), chống chịu với gia tốc (đi phi thuyền, máy bay, tàu xe..) chịu sức nóng và giúp điều nhiệt (làm việc trong hầm lò, đi thực địa hoặc du khảo ngoài trời, lao 
động trên công trường, trên độ cao, ngoài đảo xa), chịu áp suất lớn (thợ lặn sâu), tăng sức đề kháng đối với bức xạ siêu cao tần (nhân viên làm việc ở các đài phát thanh, truyền hình, trực ra đa), chống stress, giúp thư giãn và giảm cuồng (trong điều trị bệnh tâm thần). 
Riêng đối với người bệnh suy mòn, kiệt sức, dùng đinh lăng giúp chóng phục hồi cơ thể, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân. Đối với phụ nữ, làm tăng co bóp tử cung, tăng hưng phấn, giúp thụ thai.
Trong y học cổ truyền thường dùng làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, giải độc, tiêu hóa kém, dùng cho phụ nữ chậm mang thai và dùng sau khi sinh đẻ bị thiếu sữa, sản hậu, huyết xông, nhức mỏi tay chân, hỗ trợ sức khoẻ cho người già, trị bệnh phong thấp và bồi bổ cho trẻ con. Ngoài ra còn được dùng làm thuốc chữa bệnh, chữa ho, ho ra máu, chữa kiết lỵ, thông tiểu. Thân và cành cũng được dùng chữa phong thấp, đau lưng. Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt, sưng tấy, viêm vú.
 
Trong dân gian, . Lá đinh lăng cũng được dùng để nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người ốm mới dậy.  lá đinh lăng còn được dùng để lót gối trải giường cho trẻ em đề phòng kinh giật. Đinh lăng còn được dùng để xông ra mồ hôi do cảm phong hàn và chữa chứng chóng mặt, nhai nuốt với một ít phèn chua để trị hóc xương cá, dùng tươi giã nát đắp ngoài trị viêm thần kinh, thấp khớp, các vết thương trầy xước. Đinh lăng còn làm săn da và dưỡng da mặt. Đinh lăng thường dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẫn ngứa..
 
Một số bài thuốc ứng dụng với cây Đinh Lăng. ( nguồn sưu tầm ) 
- Chữa Chứng Nóng Sốt Lâu Ngày, Nhức Đầu, Khát Nước, Ho, Tức Ngực, Tiểu Tiện Vàng: đinh lăng 30 g, cam thảo 30 g (có thể thay bằng cam thảo đất – cam thảo nam 30 g), vỏ quýt 10 g, lá tre tươi 20 g, rau má tươi 30 g, me chua đất 20 g rồi cho vào nồi đổ ngập nước sắc còn 250 ml chia uống 3 lần trong ngày (có thể thêm sài hồ: lá, rễ, cành – 20 g). Nếu cần tăng cường thong tiểu nhanh trong khi sắc nên bỏ sài hồ và giảm rau má, me chua đất, thêm 50 g rễ tranh hoặc 100 g mía lau và 20 g mã đề (trong trường hợp cấp cứu, không đào được rễ tranh, có thể dùng lá tre và lá tranh để sắc chung cũng hữu hiệu cấp thời).
- Chữa Bệnh Mệt Mỏi, Biếng Hoạt Động: bột rễ đinh lăng 0,5 g đun với 100 ml nước/uống ngày 3 lần.
- Thông Tia Sữa, Căng Vú: rễ đinh lăng 30 – 40 g sắc với 500 ml còn 25 ml, hâm nóng chia ra uống nhiều lần (5 – 8 lần trong ngày), uống trong 2 – 3 ngày.
- Giúp Tăng Sữa: lá tươi 50 – 100 g băm nhuyễn với bong bóng lợn trộn với gạo nếp nấu cháo cho sản phụ ăn sẽ tăng nhiều sữa.
- Chữa Vết Thương Trầy Xước: rửa sạch vết thương bằng cồn nhẹ và giã nát một nắm đinh lăng đã rửa sạch bằng nước pha cồn dùng đắp từ ngoài rìa vào trong. Vết trầy mau chóng lành và chóng kéo da non. Ngoài ra, người phụ nữ trước và sau khi mang thai dùng định kỳ các bộ phận của cây đinh lăng sẽ giúp an thai trong thai kỳ, sinh nở dễ dàng, cho nhiều sữa tốt, em bé về sau có hệ cơ và hệ tuần hoàn khoẻ mạnh, góp phần giúp trẻ phát triển trí thông minh (cấm dùng cho phụ nữ đang mang thai).
 
Bài Thuốc Chữa Mệt Mỏi, Biếng Hoạt Động (Theo chuyên đề hướng dẫn và sử dụng thuốc Nam của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Dương): Dùng rễ Đinh lăng thái mỏng, phơi khô 0,50 gam, thêm 100ml nước đun sôi trong 15 phút, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
 
Bài Thuốc Thông Tia Sữa, Vú Bị Căng: Dùng rễ Đinh lăng 30 – 40 gam thêm 100ml nước đun sôi trong 15 phút, chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
1. Chữa nhiệt độc, lở ngứa, mụn nhọt: Dùng lá Đinh lăng 40 – 60 gam sắc uống.
2. Chữa đau đầu: thân lá Đinh lăng và Bạch chỉ sắc uống hằng ngày.
3. Lá Đinh lăng tươi giã đắp chín mé sưng, đau.
4. Chữa phong thấp đau, nhức mỏi: Cây Đinh lăng (cả lá thân rễ), cây lá lốt, ké đầu ngựa lượng bằng nhau 30-40 gam dạng thuốc sắc uống./.
 
ST
 
 
 
 
 
 
 
Các tin khác